Tượng Bổn Sư Thích Ca Men Sứ

Mã sản phẩm: N/A

3.300.000 

╔══════════════════════════╗
Pháp Tướng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
╚══════════════════════════╝
Kích thước: 38x25cm
Chất liệu: Men bóng
Vận chuyển: Giao hàng toàn quốc
Hình thức thanh toán: COD
Website: www.Cuahangphatgiao.vn
————————- ———————-
Chúng con mong sẽ được kết nối Pháp Duyên thù thắng đến tất cả mọi người. A Di Đà Phật!

Số lượng:
1
  • Giao hàng toàn quốc
  • Thanh toán khi nhận hàng
  • Đặt hàng online 24/7
  • Ưu đãi khi mua cho Chùa
  • Nhận đặt hàng theo yêu cầu.
  • Liên hệ
  • 0931119880
  • admin@cuahangphatgiao.vn
  • 46 Mỹ Huề, Trung Chánh, Hóc Môn, TPHCM
  • Đăng ký làm đại lý Đăng ký
  • Bạn quan tâm về:
  • Nhận đặt hàng theo yêu cầu.
Thông tin sản phẩm

Giải thích danh hiệu:
Nam-mô có 6 ý nghĩa sau: kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng. Trong đó từ kính lễ, quy y và qui mạng là ba từ thường dùng nhất.
Bổn sư: Bổn nghĩa là căn nguyên, đầu tiên, cội nguồn. Sư nghĩa là thầy dạy học.
Thích-ca (Sakya): là tiếng Phạn, Tàu dịch là Năng Nhơn: Năng là năng lực, Nhơn là từ bi, nghĩa là nhân từ.
Mâu-ni (Muni) nghĩa là Tịch Mặc: Tịch là yên lặng, không bị khổ vui làm động tâm. Mặc là lặng lẽ, không bị phiền não khuấy rối, độ mình độ người, công đức đầy đủ. Tịch Mặc được hiểu là thanh tịnh.
Phật: dịch là Giác hoặc Trí. Nói cho đúng tiếng Phạn là Buddha (Phật-đà). Người Trung Hoa dịch nghĩa là Giác Giả (bậc đã giác ngộ, sáng suốt hoàn toàn). Giác có ba bậc:
– Tự giác: Nghĩa là tự giác ngộ hoàn toàn do phước huệ và công phu tu hành, khác với phàm phu là những người còn mê muội, bị luân hồi trong cõi trần lao, khổ ải.

– Giác tha: Nghĩa là mình đã giác ngộ, lại đem phương pháp giác ngộ ấy dạy cho những người tu hành được giác ngộ như mình. Người tu theo Tiểu Thừa không thể có được giác tha, vì chỉ lo giải thoát cho mình. Chỉ người tu theo Ðại Thừa mới có được giác tha, nghĩa là giác ngộ cho hết thảy chúng sanh đang chìm đắm.

– Giác hạnh viên mãn: Nghĩa là giác ngộ hoàn toàn đầy đủ cho mình và cho người. Những bậc Bồ-tát, tuy đã giác ngộ cho mình và cho người, nhưng công hạnh chưa viên mãn, nên chưa gọi được là “Giác hạnh viên mãn”. Chỉ có Phật mới được gọi là Giác Hạnh Viên Mãn.
Chữ Phật là một danh từ chung để gọi những bậc đã tự giác, giác tha và giác hạnh viên mãn, chứ không phải là một danh từ riêng để gọi một người nào nhất định. Ai tu hành được chứng quả như đã nói trên đều được gọi là Phật cả.

Do đây mà biết nhân từ cùng thanh tịnh là đức năng vốn đầy đủ trong tự tánh của chúng ta. Danh từ này, nhà Nho gọi là “nhân chi sơ tánh bổn thiện”, nhà Phật gọi là “Phật tánh”. Khi bước chân đến chùa đối diện hình tượng Ngài, niệm danh hiệu Ngài, lễ lạy Ngài, chúng ta phải tự hỏi lại bản thân của mình xem đã làm được một phần nhỏ hạnh nguyện nào giống với Ngài chưa? Khi đối người, đối sự, đối vật, chúng ta có dùng lòng từ bi không? Đối với bản thân mình có thanh tịnh không? Có bị tám thứ gió (khen, chê, lợi, suy, vui, khổ, vinh, nhục) làm tâm bất an xao động không? Nếu không, tức là thanh tịnh đối với bản thân của mình.

Home
Tìm
0Giỏ

0931119880

Chuyển đến thanh công cụ