LÀM THẾ NÀO ĐỂ DẠY TRẺ VỀ LỄ NGHĨA GIAO TIẾP NGAY TỪ NHỎ?

Trong cuộc sống, chúng ta thường thấy có một số trẻ vì không hiểu phép tắc, lễ nghĩa giao tiếp, không hiểu cử chỉ văn mình tối thiếu, nên ở nơi công cộng, trẻ thường chạy lung tung, khóc lóc, hoặc nhìn thấy người thân không chào hỏi. Ngoài ra, trẻ còn dùng những lời thô tục, bậy bạ mắng bạn học, đến nhà người khác là lật đồ lung tung… Những hành động và biểu hiện này của trẻ là do cách giáo dục không đúng đắn của cha mẹ.
Đối với trẻ, lễ nghĩa giao tiếp xã hội cơ bản cần học ngay từ nhỏ và tích lũy dần trong cuộc sống. vậy cha mẹ cần áp dụng các biện pháp sau:

1. Cha mẹ cần là tấm gương tốt cho trẻ

Nếu cha mẹ muốn con cái lễ phép, bản thân cha mẹ cần là tấm gương tốt cho trẻ, vì hành động của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến trẻ. Hành động của cha mẹ là cách giáo dục sinh động và thực tế nhất. Cha mẹ cần đối đãi với khách khứa thật lễ phép, lịch sự để nhắc nhở con cái, cho trẻ thấy tấm gương tốt, để trẻ cảm nhận được hàm nghĩa của phép tắc văn minh, lịch sự, đồng thời thông qua hành động của cha mẹ, ảnh hưởng ngầm đến tư tưởng của trẻ, hình thành thói quen lễ phép, lịch sự cho trẻ.

dậy trẻ

2. Giảng giải cho trẻ “quy tắc” đối đãi với khách

Cha mẹ cần giảng giải cho trẻ các “quy tắc” đối đãi với khách, để trẻ hiểu một số hành vi quy tắc nhất định. Ví dụ bạn bè, người thân đến thăm, khi nghe tiếng gõ cửa cần nói “Mời vào ạ”. Gặp họ hàng, người thân cần chủ động chào hỏi thân mật, pha trà, nhiệt tình mời khách uống; không nên tỏ ra không vui. Khi người lớn nói chuyện, không nên tùy tiện nói xen vào; Khi có các bạn nhỏ đến, cần chủ động lấy đồ chơi hoặc đồ ăn ngon ra mời các bạn; Khi khách ra về cần nói “tạm biệt” và hoan nghênh lần sau lại đến.

3. Cổ vũ trẻ trực tiếp tham gia đón khách

Khi khách đến nhà chơi, thông thường trẻ cẩm thấy rất phấn khỏi. Cha mẹ không nên lạnh nhạt với trẻ, nên để trẻ cảm thấy mình cũng là một thành viên trong gia đình, cần nhiệt tình, lễ phép đối đãi với khách. Có thể để trẻ tham gia một số hoạt động đón tiếp khách, qua cách trực tiếp đón khách này, tính chủ động và kỹ năng của trẻ sẽ được rèn luyện và nâng cao.

4. Đánh giá biểu hiện của trẻ

Khi khách đến chơi, bố mẹ biểu dương một số hành động tốt của trẻ, cổ vũ trẻ; khi khách ra về, bố mẹ đánh giá, xác định những điểm tốt của trẻ, tìm ra những điểm không phù hợp để trẻ sửa chữa. Điều quan trọng nhất là khi trẻ phạm lỗi như: đánh vỡ cốc, làm bẩn nhà, cha mẹ không nên phê bình, mắng mỏ trẻ, cần bảo vệ tính tích cực của trẻ, tha thứ lỗi lầm cho trẻ.

5. Cần giúp trẻ nắm bắt những kiến thức văn minh, lịch sự cần thiết

Bao gồm hai nội dung: Ngôn ngữ và hành động. Ngôn ngữ lễ phép lịch sự chính là không nói tục, nói bậy, thường dùng các câu chào như: “Chào… ”, “Rất vui khi được gặp bác”, “Chúc ngủ ngon”, “tạm biệt”, “xin lỗi”, “không sao đâu”, “cảm ơn”, “dạ”, “vâng”… Hành vi lễ phép, lịch sự bao gồm, hành vi giao tiếp và hành vi môi trường. Hành vi giao tiếp là khi gặp mặt hoặc tạm biệt cần bắt tay hoặc vẫy chào, khi nói chuyện cần nhìn thẳng vào người đối diện, có thái độ tôn trọng người nói. Hành vi môi trường văn minh lịch sự là giữ gìn trật tự nơi công cộng, ví dụ bảo vệ của công, không khạc nhổ bừa bãi, không vứt rác lung tung; không mắng chửi người khác, không chen lấn xô đây khi lên xe…

6. Dạy trẻ đi đứng đúng giờ

Đúng giờ là hành động lễ phép cơ bản và quan trọng, dạy trẻ đi đứng đúng giờ là thể hiện sự tôn trọng người khác. Nếu cha mẹ thường xuyên đến muộn trẻ sẽ học theo bố mẹ. Hành động này nếu cứ lặp lại trong khoảng thời gian dài, sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất giữ chữ tín, chịu trách nhiệm của trẻ.

7. Dạy trẻ lễ phép, lịch sự trong ăn uống

Cha mẹ cần dạy trẻ biết rửa tay trước khi ăn, khi ngồi vào bàn ăn không chạy nhảy lung tung, nghe thoe sự sắp xếp của người lớn, không kén chọn, không nhổ bừa bãi, không nói linh tinh trong bữa ăn.

8. Dạy trẻ biết khen ngợi người khác

Rất nhiều người thích được người khác khen ngợi nhưng bản thân lại không muốn khen ngợi người khác. Thông thường, người thường xuyên được khen ngợi càng muốn khen ngượi người khác, người biết khen ngợi người khác sẽ có mối quan hệ tốt và đạt được nhiều thành công. Cha mẹ có thể thông qua những ưu điểm và việc làm tốt của trẻ, biết khen ngợi cổ vũ trẻ, điều này rất quan trọng đối với việc xây dựng sự tự tin cho trẻ. Đương nhiên, dạy trẻ biết cách nhìn nhận đúng đắn lời khen của mọi người là rất quan trọng, nên dạy trẻ biết nói “cảm ơn” đối với sự khen ngợi của người khác.

Ngoài ra cũng để trẻ hiểu, trực tiếp phủ nhận lời khen của người khác là một hành vi bất lịch sự. Thói quen lịch sự, lễ phép là một loại biểu hiện của hành vi là sự tu dưỡng đạo đức của mỗi con người, đặc biệt có liên quan đến ý thức tự tôn và tôn trọng người khác. Cha mẹ cần căn cứ vào tình hình thực tế cảu trẻ để hình thành, bồi dưỡng trẻ là một người lễ phép, lịch thiệp, khiêm nhường, được nhiều người yêu quý.

Nguồn: Học Viện Ngôn Ngữ

Home
Tìm
0Giỏ

0931119880

Chuyển đến thanh công cụ